Đăng nhập

Sơ bộ

(25/04/2017). Số lượt xem:651

Tam Thạnh là xã miền núi của huyện Núi Thành, cách trung tâm huyện lỵ (thị trấn Núi Thành) khoảng 20km về hướng tây; cách thành phố Tam Kỳ- tỉnh lỵ Quảng Nam 20km về hướng nam. Phía đông giáp các xã Tam Anh Nam, Tam Hiệp và Tam Mỹ Tây, phía bắc giáp các xã Tam Anh Bắc và Tam Xuân II, phía tây giáp hồ Phú Ninh và xã Tam Sơn, phía nam giáp xã Tam Trà.

 

Diện tích tự nhiên toàn xã hiện nay có 5.402 hécta. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 90,03 %; đất phi nông nghiệp chiếm 9,24% và đất chưa sử dụng là 0,73%.

 

Khí hậu ở Tam Thạnh thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 270C (mùa hè từ 27- 390C, mùa đông từ 19-250C), lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 250mm, độ ẩm trung bình trong năm 84%; có hai mùa rõ rệt, mùa khô thường kéo dài từ tháng 01 đến tháng 9, mùa mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 10, 11, 12; sương mù thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 12, trong thời gian này thường có gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh và mưa phùn tạo ra giá rét dài ngày, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

 

Thu nhập chính của người dân chủ yếu là gỗ rừng trồng, tỷ trọng trong ngành nông nghiệp chiếm hơn 80% trong tổng thu nhập trên địa bàn xã. Người dân đã từng bước cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao thu nhập cho mình.

 

Toàn xã Tam Thạnh có 4 thôn với gần 1300 hộ và 3931 nhân khẩu. Dân số phân bổ không đều giữa các thôn trên địa bàn, dân số tăng nhanh do tăng tự nhiên và tăng cơ học.

 

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954), bộ đội cùng dân công của ta mở thêm hai con đường chiến lược: Một đường từ đèo Ba Ví (thôn Thái Hòa) đi qua Thuận Yên (xã Tam Sơn); một đường từ thôn Trường Thạnh lên Thuận Yên (Danh Sơn - Kỳ Yên, nay là Tam Sơn) nhằm phục vụ các hoạt động cách mạng.

 

Trong kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là sau khi các thôn Phước Thạnh  Phước Khách, Trung Tín và Thái Hòa được giải phóng và chính quyền cách mạng xã Kỳ Thạnh ra đời (năm 1962), ta chủ trương xây dựng xã Kỳ Thạnh thành căn cứ kháng chiến, địa điểm đứng chân của các cơ quan tiền phương và các đơn vị bộ đội chủ lực của Khu, của tỉnh và huyện để lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng ở vùng dưới đồng bằng thì tỉnh và huyện chủ trương mở thêm một số con đường mới.

 

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), với việc xây dựng Nông trường quốc doanh chè Đức Phú và phục vụ cho việc giao thương, đi lại của nhân dân, với sự giúp đỡ nguồn kinh phí của Nhà nước, nhân dân đã mở rộng và bê tông hóa hầu hết các tuyến đường ngang, dọc ở các thôn, nối liền với tuyến đường xương sống của xã, nên việc đi lại của nhân dân rất thuận tiện. Đặc biệt, tuyến đường xương sống từ Dốc Mít đến đèo Ba Ví dài hơn 12 km đã được thảm nhựa, đây là huyết mạch giao thông vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của địa phương.

 

Thực hiện chương trình nông mới theo sự chỉ đạo của cấp trên, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận và hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân xã nhà, trong những năm qua Tam Thạnh đã phấn đấu từng bước hoàn thiện các tiêu chí, đã góp phần đưa xã nhà từng bước phát triển, thu nhập bình quân đầu người, đời sống văn hóa được nâng lên. Người dân chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác:

[Trở về]

Đang tải dữ liệu ...
Đang tải dữ liệu ...
Đang tải dữ liệu ...
Đang tải dữ liệu ...
Đang tải dữ liệu ...
Đang tải dữ liệu ...
ĐĂNG NHẬP
Đăng nhập

UBND xã Tam Thạnh - huyện Núi Thành - tỉnh Quảng Nam

Địa chỉ : xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: 02353.859136; 02353.810266.